Ảnh hưởng của bùn tới hệ thống thủy lực và bôi trơn

Bùn-Vecni-Sản phẩm oxy hóa

Có nhiều loại chất gây ô nhiễm không hòa tan được tìm thấy trong hệ thống thủy lực và bôi trơn. Chất gây ô nhiễm không hòa tan là những vật liệu không hòa tan trong dầu, ví dụ như bùn, vecni.

Có 2 cách phân loại về chất gây ô nhiễm không hòa tan. Bao gồm chất ô nhiễm cứng: bụi bẩn, mảnh vụn, các hạt mài mòn… Chất gây ô nhiễm mềm gồm nhiều sản phẩm phụ khác nhau của quá trình phân hủy dầu

Vecni và bùn có nguồn gốc từ các chất ô nhiễm mềm. Đây là một lớp màng mỏng không hòa tan, theo thời gian lắng đọng trên khắp các bề mặt bên trong hệ thống bôi trơn. Quá trình phân hủy diễn ra nhanh hơn khi chất bôi trơn tiếp xúc liên tục với không khí, nước, chất xúc tác (hạt kim loại) và nhiệt độ cao

Ô nhiễm bùn ít được nhận biết khi đánh giá độ ô nhiễm của thiết bị thủy lực. Trên thực tế bùn có mặt trong hầu hết mọi hệ thống thủy lực và bôi trơn. Bùn là loại vật chất ô nhiễm mềm, nên thường không được đo đạc trong quá trình phân tích dầu. Hầu hết những người vận hành đều không để ý tới sự xuất hiện của bùn trong dầu.

Hậu quả

Tốc độ mài mòn gia tăng

Vecni hấp thụ các chất bẩn cứng, tạo ra bề mặt làm tăng tốc độ mài mòn của thiết bị

Bộ trao đổi nhiệt trở nên kém hiệu quả

Cặn bùn bám vào bên trong đường ống tạo thành lớp cách nhiệt từ đó làm giảm hiệu ứng làm mát của bộ trao đổi nhiệt. Hiệu suất trao đổi nhiệt bị giảm dẫn đến nhiệt độ vận hành cao hơn. Quá trình này sẽ làm tăng mức tiêu thụ điện năng và đẩy nhanh quá trình oxy hóa dầu.

Gây tắc bộ lọc

Bùn là chất dính giống nhựa, do đó nó ở lại trong các lỗ lọc, gây ra hiện tượng tắc nghẽn. Điều này dẫn đến giảm lưu lượng (hoặc P cao hơn), làm cho ổ đĩa hoạt động chậm hơn. Máy bơm ngày càng khó lưu thông dầu, gây ra bọt khí, điện năng tiêu thụ cao hơn và tỷ lệ hao mòn tăng cao. Các bộ lọc cho đường ống chính cần được thay thế thường xuyên.

Van bị tắc và giảm hiệu suất hoạt động

Các hạt nhựa trong van có thể làm tăng ma sát lên gấp 5-6 lần, dẫn tới lượng điện năng tiêu thụ cao hơn và gây ra tình trạng kẹt van.

Vùng khoảng hở bị thu hẹp ảnh hưởng đến quá trình bôi trơn

Việc bôi trơn từ bôi trơn toàn bộ màng sang bôi trơn theo vùng, dẫn đến tăng độ mài mòn ở bơm, ổ trục, bánh răng và van.

Hệ thống bị xuống cấp nhanh chóng và các linh kiện bị ăn mòn nhanh hơn do các thành phần có tính axit.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *