Brendan Casey đã viết hơn 100 bài báo cho tạp chí Machinery Lubrication, tạp chí Hydraulics & Pneumatics và Fluid Power Journal. Ông đã trình bày các bài báo về kĩ thuật tại các hội nghị quốc tế như Lubrication Exellence, National Conference on Fluid Power và Reliability World.
Ông đã có 25 năm kinh nghiệm trong việc vận hành và sửa chữa các thiết bị thủy lực. Dựa trên kinh nghiệm của mình, Brendan đã đúc kết được rất nhiều kinh nghiệm có giá trị về hệ thống thủy lực. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về những lỗi mà thiết bị thủy lực hay gặp phải, giúp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí thay thế.
1.Thay dầu
Có 2 trường hợp bắt buộc phải thay dầu thủy lực
1.Lượng dầu gốc trở nên kém chất lượng
2.Các chất phụ gia bị cạn kiệt
Với mức giá dầu cao như hiện nay, việc đổ dầu đi là vô cùng tốn kém. Bể chứa càng lớn thì việc này càng tốn nhiều chi phí. Mặt khác, nếu vẫn tiếp tục vận hành với lượng dầu kém chất lượng, các chất phụ gia bị cạn kiệt sẽ làm giảm tuổi thọ của các bộ phận khác trong hệ thống thủy lực. Đó là lý do tại sao cần thực hiện phân tích dầu để có thể xác định khi nào dầu cần được thay thế.
Một lưu ý nhỏ rằng nếu dầu bị ô nhiễm bởi các hạt hoặc nước thì không cần thiết phải thay dầu. Hai chất gây ô nhiễm này có thể loại bỏ bằng phương pháp sử dụng bộ lọc.
Vì vậy, một số lưu ý nhỏ để việc thay dầu không trở nên lãng phí
1.Luôn giữ cho dầu sạch nhất có thể. Sử dụng bộ lọc bypass để đảm bảo dầu được làm sạch hoàn toàn, đồng thời loại bỏ được các chất rắn như véc ni, bùn, nước ô nhiễm.
2.Chỉ thấy dầu khi các chất phụ gia đã hết hoặc lượng dầu gốc đã cạn.
3.Tiến hành công tác phân tích dầu thường xuyên.
2.Thay bộ lọc
Bộ lọc thủy lực cũng cần được thay thế một cách hợp lý.
Nếu lọc được thay quá sớm, lọc vẫn còn khả năng giữ bụi bẩn sẽ gây ra lãng phí chi phí không cần thiết
Nếu lọc được thay quá muộn, bộ lọc có thể bị chặn hoặc chuyển sang chế độ lọc bypass, lượng hạt trong dầu sẽ tăng lên và có thể gây hư hại đến các bộ phận trong hệ thống thủy lực dẫn tới chi phí sửa chữa, thay thế càng lớn.\
Giải pháp tốt nhất là thay thế bộ lọc trước khi bộ lọc hết khả năng chứa bụi bẩn và trước khi van bypass mở. Có thể thay lọc ở mức 80% khả năng chứa bụi bẩn tối đa. Khi bộ lọc bị tắc thì lúc ấy bộ lọc không còn khả năng lọc. Điều này yêu cầu cơ chế theo dõi dòng chảy ( giảm áp suất ) qua bộ lọc và cơ chế cảnh báo khi bộ lọc đạt đến mức này. Chỉ báo tắc nghẽn là dạng cơ bản của thiết bị, việc theo dõi liên tục mức giảm áp suất bộ lọc bằng đồng hồ đo áp suất vi sai là giải pháp tốt hơn.
3.Thiết bị vận hành quá nóng
Giống như động cơ, các thành phần thủy lực, phớt, ống, dầu sẽ dễ bị hư hại rất nhanh khi vận hành ở nhiệt độ cao.
Vậy quá tải nhiệt với một hệ thống thủy lực là bao nhiêu ? Vấn đề này phụ thuộc vào độ nhớt và chỉ số độ nhớt ( tốc độ thay đổi độ nhớt theo nhiệt độ ) của loại dầu được sử dụng và loại thành phần thủy lực trong hệ thống. Khi nhiệt độ dầu tăng, độ nhớt của dầu sẽ bị giảm. Do đó, một hệ thống thủy lực sẽ bị quá tải nhiệt khi độ nhớt của dầu giảm xuống dưới mức cần thiết để bôi trơn đầy đủ.
Ví dụ: bơm cánh gạt yêu cầu độ nhớt tối thiểu cao hơn bơm piston. Đó là lí do linh kiện thủy lực được sử dụng cũng ảnh hưởng đến nhiệt độ vận hành an toàn tối đa của hệ thống. Nếu hệ thống thủy lực sử dụng bơm cánh gạt, độ nhớt tối thiểu cần duy trì là 25 centistokes ( cSt hoặc mm2/s ). Với dầu khoáng có chỉ số độ nhớt khoảng 100, điều này tương đương với nhiệt độ vận hành tối đa là 35 độ C nếu sử dụng dầu ISO VG22 và 65 độ C với dầu ISO VG68.
Hạn chế để thiết bị thủy lực hoạt động ở mức trên 82 độ C hoặc ở nhiệt độ mà độ nhớt giảm xuống 10 cSt.
4. Sử dụng loại dầu không phù hợp
Dầu là thành phần quan trọng nhất trong bất kì hệ thống thủy lực nào. Dầu thủy lực không chỉ là chất bôi trơn mà còn là phương tiện truyền lực trong toàn bộ hệ thống thủy lực. Điều này khiến cho độ nhớt trở thành đặc tính quan trọng nhất của dầu vì ảnh hưởng tới hiệu suất máy và tuổi thọ sử dụng.
Độ nhớt của dầu phần lớn quyết định nhiệt độ dầu tối đa và tối thiểu mà hệ thống thủy lực có thể hoạt động an toàn.
Nếu sử dụng dầu có độ nhớt quá cao so với khí hậu mà máy phải hoạt động, dầu sẽ chảy không đúng cách hoặc bôi trơn không đầy đủ khi khởi động. Nếu sử dụng dầu có độ nhớt quá thấp so với khí hậu, dầu sẽ không duy trì được độ nhớt tối thiểu cần thiết và dẫn tới không thể bôi trơn đầy đủ.
Việc sử dụng dầu có độ nhớt không phù hợp không chỉ làm giảm khả năng bôi trơn, gây hư hỏng các bộ phận mà còn làm tăng mức tiêu thụ điện năng cho thiết bị khi vận hành. ( diesel hoặc điện ).
Để tránh các lỗi trên, cần phải xác định nhiệt độ hoạt động cho cấp độ nhớt và chỉ số độ nhớt của dầu thủy lực mà bạn đang sử dụng để đảm bảo máy luôn được vận hành trong phạm vi đó.
5.Vị trí bộ lọc sai
Có 2 vị trí bộ lọc có thể gây hại đến các thành phần của hệ thống thủy lực
1.Cửa vào của máy bơm
2.Đường ống thoát nước của máy bơm piston và vỏ động cơ
Nếu mục đích để kéo dài tuổi thọ của bơm thì điều quan trọng là dầu phải đổ đầy vào buồng bơm trong mỗi lần hút
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng khí nạp bị hạn chế có thể làm giảm 56% tuổi thọ của bánh răng. Điều này trở nên nghiêm trọng hơn với bơm gạt và bơm piston vì những thiết kế của loại bơm này ít có khả năng chịu được lực chân không do lượng khí nạp bị hạn chế gây ra.
Máy bơm thủy lực không được thiết kế để hút. Có rất nhiều vấn đề phát sinh từ các bộ lọc được lắp trên đường thoát nước của bơm piston và động cơ, nhưng giống như bộ lọc hút, chúng có thể gây ra hỏng hóc nghiêm trọng cho các bộ phận khác.
Hãy kiểm tra từng máy thủy lực, nếu có bộ lọc hút ở đầu vào máy bơm hoặc bộ lọc trên máy bơm piston hay đường thoát nước vỏ động cơ, hãy tháo ngay lập tức hoặc tham khảo ý kiến từ nhà sản xuất máy bơm.
6.Các thành phần thủy lực không cần bôi trơn thường xuyên
Không nên khởi động thiết bị khi không có dầu trong thùng chứa. Dù vậy, bằng vô tình hay cố ý, rất nhiều thiết bị đều gặp phải tình trạng này do người vận hành.
Nếu không thực hiện đúng các bước trong quá trình khởi động ban đầu, các bộ phận thủy lực có thể bị hư hỏng nghiêm trọng. Trong tùy trường hợp, các bộ phận vẫn có thể hoạt động bình thường trong một thời gian, nhưng việc khởi động sai cách sẽ sớm dẫn tới hư hỏng.
Có thể hạn chế được tình trạng này bằng việc khởi động đúng quy trình và tiến hành kiểm tra trước khi khởi động. Đừng bao giờ cố khởi động lại máy thủy lực sau khi đã thay đổi các thành phần thủy lực mà không có danh sách kiểm tra cần thiết.
7.Quá tin tưởng vào nhà sản xuất
Đây là một sai lầm mà rất nhiều người hay mắc phải. Nếu thực sự nhà sản xuất biết hết được tất cả thông tin, cách lắp đặt, vận hành thiết bị một cách chi tiết, những vấn đề trên gần như sẽ không bao giờ xảy ra.
8. Không được đào tạo bài bản về hệ thống thủy lực
Nếu bạn sở hữu, hoặc vận hành một thiết bị thủy lực, hãy đảm bảo rằng bạn được đào tạo, có những hiểu biết về thiết bị mình đang vận hành, sử dụng. Từ đó, tránh gây ra hỏng hóc cũng như những chi phí thay thế không đáng có.